Lịch sử phát triển khoa Quản trị kinh doanh

Khoa Quản trị kinh doanh ngày nay tiền thân là Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 3/2010, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh quyết định tách Khoa Kinh tế thành 2 khoa, là Khoa Quản trị kinh doanh & Du lịch và Khoa Tài chính Kế toán. Cùng với sự phát triển không ngừng của Khoa Quản trị kinh doanh & Du lịch với thế mạnh là ngành Quản trị kinh doanh, một trong những ngành đào tạo trọng điểm của Nhà trường trong khối ngành Kinh doanh và Quản lý; đến ngày 01/12/2017, Khoa Quản trị kinh doanh được tách ra hoạt động độc lập và nhanh chóng trở thành một trong những khoa chuyên môn có quy mô đào tạo lớn trong Trường với cả 4 trình độ đào tạo: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và cao đẳng. Trong thời gian tới, Khoa Quản trị kinh doanh sẽ tiếp tục phát triển để trở thành địa chỉ tin cậy trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế.

Lĩnh vực và loại hình đào tạo 

STT

Trình độ đào tạo

Ngành/Chuyên ngành đào tạo

Thời gian đào tạo

1

Tiến sĩ

Quản trị kinh doanh

3 đến 4 năm

2

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

1,5 đến 2 năm

3

Đại học

Quản trị kinh doanh

Kinh doanh quốc tế

Marketing

3,5 năm

4

Đại học liên thông

Quản trị kinh doanh

1,5 năm

5

Đào tạo, Bồi dưỡng ngắn hạn

Theo nhu cầu xã hội, gồm các lĩnh vực: Xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiệp vụ marketing, Quản trị nhân sự, Logicstics, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Phân tích dữ liệu,…

03 tháng, 06 tháng, 01 năm

 

Đội ngũ giảng viên:

Phó Giáo sư - Tiến sĩ

: 02

Tiến sĩ

: 27

Nghiên cứu sinh

: 08

Thạc sĩ

: 33

Thành tựu:

  • Đào tạo, bồi dưỡng:

Khoa hiện có tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng gần 5.300 sinh viên và gần 100 học viên cao học. Tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp thường xuyên đạt từ 85-88%; nhiều cựu sinh viên đã khẳng định được năng lực chuyên môn và gặt hái được những thành công nhất định trong phát triển nghề nghiệp.

  • Nghiên cứu khoa học: 

CB-GV trong khoa luôn tích cực tham gia hoạt động NCKH; đã có hàng chục bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước; nhiều đề tài NCKH cấp trường, cấp tỉnh, cấp bộ được triển khai, nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả tích cực.

  • Kết nối doanh nghiệp: 

Nhằm đạt mục tiêu gắn đào tạo với thực tế tại doanh nghiệp, Khoa đã chủ động liên hệ và ký các thoả thuận hợp tác lâu dài với nhiều doanh nghiệp trong việc tiếp nhận sinh viên của Khoa đến kiến tập, thực hành, thực tập ngay tại doanh nghiệp. Từ năm 2018, mỗi học kỳ Khoa đều tổ chức đưa toàn bộ sinh viên cao đẳng đi trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp ít nhất 01 lần; riêng chương trình đào tạo đại học áp dụng học kỳ doanh nghiệp vào học kỳ cuối của mỗi khoá học, toàn thời gian của học kỳ này sinh viên sẽ đến làm việc tại doanh nghiệp, vừa kết hợp giữa thực hiện các nội dung kiến tập, thực tập và trực tiếp làm việc tại môi trường doanh nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm và hình thành kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

  • Hoạt động cộng đồng: 

CB-GV trong Khoa ngoài việc giảng dạy trong Trường còn tích cực tham gia các chương trình, dự án phát triển cộng đồng nhằm đưa kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp hỗ trợ địa phương, phát triển kinh tế hộ gia đình, như: tham gia hướng dẫn hộ nghèo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính và chương trình nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ cấp thôn, xã… tại một số tỉnh phía Nam theo chương trình 135. Ngoài ra, Liên chi đoàn Khoa cũng luôn chủ động tổ chức các chương trình thiện nguyện để vừa giúp sinh viên nhận thức được trách nhiệm xã hội, vừa trực tiếp chung tay góp sức hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn tại nhiều địa phương; các chương trình tổ chức hàng năm tại các địa phương có nhiều hoàn cảnh khó khan như: chương trình “Trung thu cho em”, “Xuân tình chuyện”, “Mùa hè xanh”… luôn được người dân, chính quyền các địa phương đón nhận một cách tích cực.